Ấn Độ Tục_thờ_bò

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, bò là linh vật ở Ấn Độ. Biểu tượng bò liên quan đến các vị thần. Sự tôn thờ bò trong văn hóa Ấn Độ còn lan truyền đến khu vực Đông Nam Á nơi ảnh hưởng đậm nét của Ấn Giáo.

Quan niệm

Một con bò được xưng là bò thần ở Ahmedabad

Trong văn hóa của Ấn Độ, hình tượng con bò được khắc họa một cách rõ nét và gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng của nhân dân Ấn Độ ở nhiều hệ phái tôn giáo khác nhau. Tất cả đều xuất phát từ sự gần gũi và tầm quan trọng của loài vật này trong đời sống xã hội của con người. Bò là một trong những vật nuôi phổ biến nhất ở Ấn Độ, con bò cung cấp sữa tươi, chuyên chở và còn có tác dụng chữa bệnh và kinh tế, nó được người Ấn Độ theo Hindu giáo, Bà la môn giáo tôn thờ cho đến tận ngày nay.

Chính bởi tầm quan trong bậc nhất đó mà con bò được coi là một trong những con vật thiêng tại Ấn Độ. Con bò đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống tâm linh của người Ấn Độ. Với những người Ấn Âu di cư đến vùng đất Ấn Độ từ thời cổ đại và làm nghề nông thì bò là thành viên gắn bó của gia đình. Bò trở thành con vật thiêng vì nó cung cấp những thứ thiết yếu cho lễ cúng tế của giáo sĩ Bà La Môn và dân chúng, nhất là sữa và sản phẩm từ sữa bò, mà ngày nay còn là nước tiểu bò và phân của bò.

Con bò có thể cày bừa, chuyên chở, kéo xe và thậm chí cung cấp lương thực. Bò được xem là con vật linh thiêng vì nó cung cấp thức ănphương tiện lao động cho con người. Bò cung cấp cho họ sữa, các sản phẩm từ sữa và những thứ thiết yếu như dầu đốt đèn (từ bơ) và phân bón, sản phẩm lại sữa được sử dụng rộng rãi trong văn hóa Hindu là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu của bữa ăn của người Hindu, họ còn cho rằng phân bò là thứ sạch sẽ, có thể dùng vào việc tẩy uế, ở nhiều vùng nông thôn, công việc dọn dẹp vệ sinh đầu tiên của buổi sáng là dùng phân bò khô kỳ cọ lối vào nhà, nhưng ông bố lấy phân bôi lên mặt con để được may mắn hơn như những gì mà họ tin tưởng.

Hindu giáo

Bò đứng trước đền thờ ở Ấn ĐộMột con bò trắng được coi là thần thánh

Với cộng đồng theo đạo Hindu, những tín đồ Bà La Môn giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái, từ xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình. Người Hindu coi bò là linh vật, nhưng trâu thì không. Nhiều nước xem thịt bò là thực phẩm số một còn Ấn Độ thì ngược lại, không ai dám ăn. Ăn thịt bò là phạm thượng, khi thần, họ chỉ dám dùng chất thải của thần bò Nandin là nước tiểu bòphân bò để chữa bá bệnh, từ cảm mạo đến ung thư. Một số yếu tố khác dẫn đến việc tôn bò là vật thiêng là kinh Veda có sử dụng hình ảnh của bò, nhắc việc giáo sĩ Bà La Môn cấm giết bò và khi người Hồi giáongười Mông Cổ đến xâm lược, biểu tượng bảo vệ bò được đưa ra nhằm khẳng định tình đoàn kết giữa các tôn giáo bản địa[30][31][32][33][34][35].

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Người Hindu và Ấn Độ không ăn thịt bò vì họ xem chúng như đấng thiêng liêng, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva. Người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng, thay vì ăn thịt bò thì sử dụng hình ảnh của nó để tăng cường vận may trong nhà. Con bò trong tang lễ của người Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng. Trong tang lễ của người Ấn và những dân tộc Ấn hóa, con bò xuất hiện như một phương tiện để dẫn lối cho người đang hấp hối lên thiên đường.

Kinh Ấn Độ giáo dạy rằng loài bò cái là tặng vật của Thượng đế dành cho loài người. Loài bò cái biểu trưng cho Đức mẹ thần thánh cứu sống loài người (gau mata). Bò cái sinh ra bò đực để giúp việc kéo cày, sữa bò cái có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng làm sữa chua và bơ, nước thải bò cái có chứa tinh chất dùng làm thuốc cổ truyền của Ấn Độ, chất thải bò cái được dùng làm nhiên liệu. Con vật thiêng phải là bò cho sữa (bò cái). Bò đực chỉ liên quan ở chỗ con bò Nandi đã là phương tiện giao thông của thần Shiva. Nhưng bò đực, nếu không dùng để làm sức kéo ở một số vùng nông thôn thì chỉ là con vật vô dụng, lang thang khắp nơi.

Trong văn học Veda, bò biểu trưng cho sự phong phú và khả năng sinh sản vì con bò trong niềm tin của người Ấn Độ tượng trưng cho cả mặt đất và bầu trời. Trong Kinh Veda, cụ thể hơn là trong Rig Veda con bò được nâng lên thiên tính. Trong Atharva Veda (Sách X, Hymn X), con bò được chính thức chỉ định là Vishnu. Chính bởi vậy mà con bò được ca ngợi với những lời lẽ hết sức tốt đẹp và thành kính. Trong Kinh Veda cũng đã có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc cấm giết mổ bò, cho đến nay, bò được coi là một con vật thiêng liêng và việc giết mổ bò ở Ấn Độ là chủ đề gây chia rẽ sâu sắc giữa cộng đồng Ấn giáo và Hồi giáo.

Vì đây là con vật được coi là thiêng liêng nhất trong các con vật thuộc Ấn Độ giáo nên tất cả các phần của cơ thể của một con bò đều mang ý nghĩa tôn giáo. Bốn chân của nó tượng trưng cho bốn Kinh Veda, và núm vú của nó tượng trưng cho bốn Purusharthas (luật pháp, Artha: sự giàu có, Kama: ham muốn, và Moksha: giải thoát). Sừng của nó tượng trưng cho các vị thần, khuôn mặt của nó tượng trưng cho mặt trờimặt trăng, vai tượng trưng cho thần lửa Agni, và chân của nó tượng trưng cho dãy Himalaya hùng tráng.

Thần bò được thần Brahma tạo ra cùng lúc với đẳng cấp Bà La Môn. Trong khi các giáo sĩ Bà La Môn đọc kinh Veda, thần bò lấy sữa của mình tạo ra bơ tinh khiết, dùng cho việc đốt lửa cúng tế. Sau thời đại Sử thi, việc tế sinh giảm dần vì người theo đạo Hindu chuyển sang ăn chay do ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Jain, đặc biệt là đối với tầng lớp giáo sĩ Bà La Môn và bình dân tự do. Thần Shiva Bò Nandi là vật cưỡi của thần Shiva, được cho rắng có khả năng truyền ý nghĩ cho thần Shiva. Người Ấn Độ tôn sùng và suy tôn bò thành thần bò Nandi là con vật cưỡi của vị thần Siva và xây dựng nhiều ngôi đền để thờ loài vật này[36].

Tượng nữ thần bò Kamadhenu.

Thần Krishna được cho là hóa thân thứ tám của thần Vishnu được biết đến với hình tượng một đứa bé chăn bò hay thổi sáo. Huyền thoại Krishna liên hệ chặt chẽ đến việc tôn sùng bò. Có nhiều câu chuyện trong Mahabharata cũng đề cập đến nhiều câu chuyện của Krishna trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò trong suốt thời niên thiếu. Trong thần thoại, Kamdhenu là Thần Bò, được thần Krisna (kiếp thứ 8 của Visnu) chăn dắt, suốt đời đi theo Krisna.

Trong Srimad Bhagavatam có ghi lại lời của chúa Krishna: “Ta tôn thờ bò bằng cách cung cấp cho chúng cỏ, ngũ cốc và các vật dụng đem lại niềm vui, sức khỏe chi những con bò”. Trong kinh điển của người Ấn Độ, con bò và chúa Krishna được gắn liền với nhau trong sự đề cao và ca ngợi: “Bề ngoài, Ngài là một cậu bé chăn bò nhưng Ngài nắm trong tay toàn bộ sức mạnh để kiểm soát vũ trụ. Chúng ta tôn sùng vị chúa tể nắm giữ vị trí khiêm tốn vua của loài bò”.

Theo tín ngưỡng Hindu, bò (cái) được coi là con vật thiêng, là biểu tượng của Mẹ-Trái Đất. Bò được coi là Gaumata (Mẹ Bò), rồi Aditi (Mẹ của Các Thần). Việc phái Vaishna (tín đồ theo Vishnu) nổi lên trong đẳng cấp trung lưu sung túc và đẳng cấp thấp (thể hiện qua nhân vật Krishna chăn bò) giúp củng cố sự tôn vinh bò về mặt tôn giáo. Thần Kamđênu được quan niệm là do thần Brama tạo ra đồng thời với đẳng cấp Bàlamôn và được coi là mẹ của hầu hết các thần.

Sự ra đời của thần Ganesha (thần Voi) có liên quan đến hình tượng con bò, đó chính là bò thần Nandi tương truyền Khi nghe giọng nói của trời, thần Shiva gọi Nandin đến và trao cho nó nhiệm vụ đó. Nandin lang thang khắp ba vũ trụ rồi đến Amaravati nơi trông thấy Airavata, con voi của Indra với cái đầu hướng về phía bắc. Một cuộc chiến giữa Nandin (tôi tớ của Shiva) và con voi, đạo quân của Indra. Cuối cùng, Nandin hùng mạnh đã chiến thắng, đem đầu voi Airavata về cho thần Shiva, thần Shiva vui mừng ôm hôn Nandin và đặt cái đầu voi lên giữa hai vai của con ngài.

Đối với người ChămViệt Nam, do ảnh hưởng của đạo Hindu, họ cũng thần tượng con bò đực (Nandin)[37] người Chăm gọi còn gọi là Limoaw Kapil một cách thánh thiêng. Bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay. Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn bò Nandin thường được làm biểu tượng "Heng" mà Chăm gọi là Limoaw Kapil. Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng[38][39].

Biểu hiện

Bò và người tương linh qua cử chỉ thần bí ở Ấn Độ

Ấn Độ là đất thánh của bò, khắp hang cùng ngõ hẻm, từ thủ đô đến từng hộ gia đình, bò thân thiết như thành viên trong nhà. Khác với khỉ quậy phá, quạ ồn ào, bò đủng đỉnh, sống chậm và vô lo như người dân Ấn. Có bò được mặc áo, có nhà cửa, bình thường chúng sống tự do, ăn ngủ, xả thải đâu cũng được. Bò ở Ấn Độ khi ra đường ai cũng phải nhường đường, nhường chỗ. Bò cũng là nguyên nhân của vô số nạn kẹt xe khi nổi hứng nằm ngang giữa đường. Ở Ấn Độ, nếu đụng chết một con bò, sẽ bị kết tội giết người, ở Katmandu, bò đi tự do trên phố đụng chết bò sẽ bị phạt tù về tội giết người.

Trên một góc đường hay trong một con ngõ nào đó, riêng biệt là những con bò được hiên ngang đi lang thang trên mọi ngõ phố, ngóc ngách với số lượng nhiều và chạm mặt liên tục. Đó là những con bò từ các trang trại nuôi bò lấy sữa đã về già. Khi một con bò sữa về già, chúng được thả cho đi lang thang ở bên ngoài trang trại bởi nơi đây không tồn tại thị trường thịt bò. Người nước ngoài đến Ấn Độ luôn thấy bò thả rông trên đường phố, có khi làm cản trở giao thông, bò xông vào quấy nhiễu những quầy hoa quả và hàng quán nhưng bò là con vật được bảo vệ.

Tín đồ đạo Hinđu không những kiêng ăn thịt bò mà còn không dùng những đồ dùng làm bằng da bò, du khách không được ăn thịt bò khi đi du lịch Ấn Độ, việc tặng một món quà làm từ da bò là điều cấm kỵ, không nên mang theo bất kỳ một chiếc túi nào theo kiểu da bò vì phạm vào tín ngưỡng của người dân nước này, tránh mang những món hàng làm từ da thuộc. Việc ăn uống thực phẩm từ bò hay mặc quần áo có màu lông bò đều là điều tối kỵ nhưng sử dụng sữa bò thì có thể. Đừng bao giờ đuổi hay chọc giận một con bò trên đường phố[40].

Theo tâm niệm của người Ấn Độ thì chăm sóc tốt cho bò là cách lấy lòng các thần linh

Nhiều tín đồ Hindu coi bò là biểu tượng sống của tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Tượng thờ Bò được xây dựng trên khắp đất nước Ấn Độ. Ngôi đền Dodda Basavana Gudi được cho là ngôi đền lớn nhất thờ vị thần bò Nandi trên thế giới. Ở trong ngôi tháp chính, có một ngôi tháp lớn, tương truyền trong đó có đặt một bức tượng bằng bảo thạch màu xanh rất linh thiêng. Đó là tượng thờ con bò thần. Hình ảnh bò ước thường đặt trên một cái đế có nhiều đồng tiền. Các tổ chức từ thiện của người Hindu điều hành các “Gaushala” (trung tâm bảo vệ bò) ở nhiều thành phố. Họ đưa những con bò lang thang tới Gaushala để chăm sóc.

Với nhiều tín đồ Hindu, cho bò ăn là một cách để lấy lòng thánh thần và biến ước nguyện thành sự thật. Nếu người nào muốn hạnh phúc, họ thường nắm đuôi con bò rồi để nó chạm vào đầu[41]. “Hare Krishna, Hare Krishna” là câu khấn của phụ nữ, khấn như vậy khi họ cho một con bò ăn đậu lăng ngâm và lá xanh trong một Gaushala. Câu khấn có nghĩa là “Thần Krishna”, một vị thần nổi tiếng trong đạo Hindu, cầu khấn thần linh khi cho những con bò ăn đậu lăng ngâm nước và lá xanh. Khi họ cuối xuống để tỏ lòng thành kính, một người nắm đuôi con bò rồi để nó chạm vào đầu. Đó là cách để cầu thánh thần ban phúc.

Từng có ghi nhận về con Bê ba mắt được tôn thờ như thánh thần ở Ấn Độ. Một con bê kì lạ chào đời với thêm một con mắt giữa trán tại ngôi làng Kolathur, bang Tamil Nadu. Nhiều người đổ xô về ngôi làng cầu nguyện vì họ quan niệm chú bê là hiện thân của thần Shiva. Đối với người dân ngôi làng, sự hiện diện của chú bê là một phép màu mà thần thánh mang xuống để ban sự may mắn cho tất cả mọi người. Trong một trường hợp khác, có một con bò có 6 chân cũng được tôn là thánh thần khi một con bò sinh ra ở Solapur, Maharastra của Ấn Độ với cặp chân thừa trên cổ nhưng thay vì kinh sợ thì nó lại được xem là vị thánh đem đến may mắn cho mọi người. Rất nhiều người không quản ngại đường sá xa xôi đến đây để cầu may gần con bò này. Họ đến xem, chạm vào cặp chân may mắn và thể hiện lòng kính trọng bằng tiền quyên góp.

Một số hình ảnh những con bò lang thang trên phố ở Ấn Độ

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tục_thờ_bò http://bible.cc/1_kings/7-25.htm http://bible.cc/hosea/10-5.htm http://bible.cc/jeremiah/52-20.htm http://www.atkinslightquest.com/Documents/Religion... http://baotanglichsuvn.com/bo-than-nandin-limoaw-k... http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-38545577 http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/nh... http://indiancountrytodaymedianetwork.com/2011/05/... http://www.indianexpress.com/oldStory/17117/ http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2003-0...